Kinh doanh đa cấp được nhiều người biết đến là chiến lược tiếp thị để bán sản phẩm hay dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hệ thống bán hàng này. Chính vì vậy, đa cấp lừa đảo sinh viên vẫn luôn là một thông tin nóng mỗi năm, khi mà các tân sinh viên còn nhiều bỡ ngỡ với xã hội rộng lớn hơn. Những thông tin gần đây của một số bài báo đã chỉ trích Vinalink Group – một trong những doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức đa cấp ở Việt Nam, được nhà nước cấp phép hoạt động bán hàng theo mô hình này.
Vậy phía Vinalink Group có động thái gì trước sự việc này?
Kinh doanh đa cấp bất chính, đa cấp lừa đảo sinh viên thể hiện thế nào?
Trong kinh doanh đa cấp nếu có hoạt động vi phạm các điều cấm của pháp luật như đa cấp lừa đảo sinh viên, thì được xem là kinh doanh đa cấp bất chính.
Cụ thể, tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP, những hành vi bị nghiêm cấm khi kinh doanh đa cấp được quy định như sau:
Đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Dấu hiệu kinh doanh đa cấp bất chính, đa cấp lừa đảo sinh viên của doanh nghiệp bán hàng đa cấp (hay còn gọi là công ty đa cấp bất chính) thực hiện các hành vi kinh doanh gồm:
– Yêu cầu cá nhân đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Yêu cầu cá nhân phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Người tham gia và hệ thống được nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp, mà không xuất phát từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
– Không chi trả các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác khi không có lý do chính đáng mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
– Cung cấp thông tin gian dối, không minh bạch về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích khi tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với người tham gia bán hàng đa cấp
Các nhà phân phối tham gia bán hàng đa cấp, thực hiện hành vi bất chính gồm:
– Yêu cầu cá nhân phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
– Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp khác tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để ép buộc, yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Thực hiện việc kinh doanh bán hàng đa cấp tại địa phương nơi doanh nghiệp chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương đó.
Động thái của Vinalink Group với vấn đề lừa đảo giăng bẫy sinh viên
Trước những thắc mắc của các sinh viên, phía Vinalink Group đã có những động thái mạnh mẽ, doanh nghiệp xác định quy trình làm việc, tài liệu của công ty phát hành là hoàn toàn hợp pháp, ông Nguyễn Đức Anh cho biết năm 2019, công ty đã mở chi nhánh tại địa chỉ 130/12 Trường Chinh, P.13, Q.Tân Bình; đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan chức năng ở TP.HCM.
Theo chia sẻ của ông Nguyễn Đức Anh, việc nhà phân phối tại chi nhánh này đăng tin tuyển dụng, dẫn dắt sinh viên đầu tư đa cấp; yêu cầu sinh viên đóng tiền mua sản phẩm trước khi ký hợp đồng; theo sát, kiểm tra điện thoại sinh viên là sai quy định pháp luật cũng như sai chủ trương của doanh nghiệp.
Các tài liệu mà nhà phân phối đào tạo cho các sinh viên này không phải của Vinalink Group phát hành.
Vinalink Group sẽ xác minh từng trường hợp cụ thể của nhà phân phối vi phạm mà sinh viên phản ánh và sẽ có hình thức xử lý theo hợp đồng và quy định của công ty.
Cụ thể, Vinalink Group đã cho đình chỉ hoạt động của 8 nhà phân phối (NPP), chấm dứt hoạt động 7 NPP đã có những hành vi sai phạm, gây ảnh hưởng xấu, tổn thất nặng nề tới doanh nghiệp.
Ngoài ra, Vinalink Group cam kết tiếp nhận, giải quyết theo nguyện vọng sinh viên (SV) đã từng bị NPP dẫn dắt đầu tư đa cấp lừa đảo sinh viên tại chi nhánh này.
Đọc thêm: