1. Kinh doanh đa cấp là gì?
Hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh thì được gọi là phương thức kinh doanh đa cấp.
Trong đó, người tham gia vào mạng lưới sẽ được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình, cũng như của những người khác trong mạng lưới.
Do đó, đa cấp có thể được hiểu là chiến lược kinh doanh có mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh.
Vậy thì khi nào kinh doanh đa cấp được gọi là bất chính và kinh doanh đa cấp bất chính là gì?
2. Kinh doanh đa cấp được xem là bất chính khi nào?
Khi vi phạm các điều cấm của pháp luật thì hành vi kinh doanh đa cấp được xem là kinh doanh đa cấp bất chính.
Trong đó, những hành vi bị nghiêm cấm khi kinh doanh đa cấp được quy định như sau:
2.1. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện các hành vi kinh doanh đa cấp bất chính (hay còn gọi là công ty đa cấp bất chính) thực hiện các hành vi, mô hình đa cấp bao gồm:
– Yêu cầu người người mới phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia vào hệ thống bán hàng;
– Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp;
– Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu nhiều người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp, mà nguồn tiền hay lợi nhuận không bắt nguồn từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
– Từ chối chi trả mà không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia vào hệ thống bán hàng đa cấp đó có quyền được hưởng;
– Đưa thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
– Cùng có nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
– Thực hiện các chương trình ưu đãi sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
– Tổ chức các sự kiện, chương trình trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
– Thu nhận hoặc chấp thuận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp,
Cùng với đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp;
– Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với sản phẩm/ hàng hóa không được phép bao gồm:
+ Hàng hóa sản phẩm là thuốc; trang thiết bị y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản); thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn hạn chế sử dụng và cấm sử dụng trong lĩnh vực gia dụng và y tế và các loại hóa chất nguy hiểm;
+ Sản phẩm nội dung thông tin số.
– Doanh nghiệp không có hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
– Mua bán hoặc chuyển nhượng mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
2.2. Hành vi của những cá nhân tham gia bán hàng đa cấp bất chính
Kinh doanh đa cấp bất chính thì hành vi của các cá nhân tham gia bán hàng đa cấp gồm các hành vi sau:
– Yêu cầu người mới tham gia phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
– Đưa ra thông tin sai sự thật hoặc gây hiểu lầm về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, tính năng, công dụng của hàng hóa, hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
– Tự ý tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo về kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được doanh nghiệp bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
– Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của các công ty/ doanh nghiệp khác bằng mọi giá tham gia vào mạng lưới của doanh nghiệp mà mình đang tham gia;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội, nghề nghiệp để khiến người khác tin tưởng, rồi yêu cầu, lôi kéo, dụ dỗ người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa sản phẩm kinh doanh theo phương thức đa cấp;
– Thực hiện hoạt động kinh doanh bán hàng đa cấp tại địa phương mà doanh nghiệp vẫn chưa được cấp xác nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương đó.
3. Doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính ở Việt Nam
Trên bước đường tăng trưởng và phát triển liên tục của ngành Thực phẩm chức năng, thì có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức bán hàng trực tiếp (bán hàng đa cấp) đã phân phối dòng sản phẩm thực phẩm chức năng rộng khắp thị trường. Nhưng doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức mô hình đa cấp phân phối các dòng sản phẩm có chiết xuất từ các thảo dược quý , mang yếu tố thuần Việt, thì điển hình là Công ty Cổ phần Tập đoàn liên kết Việt Nam – Vinalink Group đã được nhiều cơ quan quản lý, cơ quan chức năng kiểm định và xác nhận về việc kinh doanh luôn tuân thủ pháp luật.
Sản phẩm do Vinalink Group phân phối đạt giải “Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng”
Ngoài hoạt động kinh doanh phân phối sản phẩm hữu ích cho sức khỏe con người, thì doanh nghiệp này cũng tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện , các chương trình có ích cho cộng đồng do các cơ quan chủ quản của Nhà nước tổ chức. Đem lại giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội, cũng như con người Việt Nam cùng phát triển vượt bậc.
Vinalink Group tài trợ nước uống và tham gia tại giải chạy Báo Hànộimới lần thứ 47
Chương trình thiện nguyện tài trợ bếp ăn cho điểm trường vùng cao khó khăn
Vậy nên, bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính, vẫn còn có những công ty luôn đấu tranh vì lý tưởng đem lại lợi ích và giá trị thật sự một cách hợp pháp.